TRỜI ƠI! Australia thừa nhận làm THẤT LẠC 300 lọ virus có thể lấy sự sống con người, ở Việt Nam có đáng lo không

 Việc phòng thí nghiệm ở Australia gặp sự cố thất lạc 323 ống chứa virus nguy hiểm làm dấy nên nỗi lo dịch bệnh có thể lây lan ra ngoài môi trường và các nước khác.

Australia thừa nhận làm mất 300 lọ mẫu virus gây chết người- Ảnh 1.


Mới đây, Bộ trưởng Y tế Bang Queensland (Australia) thông báo, Phòng thí nghiệm Virus học của địa phương bị thất lạc 323 ống chứa nhiều loại virus truyền nhiễm.

Theo báo cáo, có 98 ống chứa virus Hendra, 223 ống chứa Lyssavirus và 2 ống chứa Hantavirus đã bị mất khỏi phòng thí nghiệm vào tháng 8/2023.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Úc cho biết, Hantavirus có thể gây ra triệu chứng bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong, Lyssavirus là nhóm virus có thể gây bệnh dại, trong khi Hendra là một loại virus lây truyền từ động vật sang người.

Sau khi sự việc vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học xảy ra, chính quyền địa phương đã chỉ đạo Sở Y tế Queensland tiến hành điều tra Phòng thí nghiệm Virus học của tiểu bang, đồng thời tìm cách ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra lần nữa.

Australia thất lạc 323 ống virus nguy hiểm: Có đáng lo ngại ở Việt Nam? - 1

Hơn 300 ống virus bị thất lạc tại Úc được đánh giá là sự việc vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học (Ảnh minh họa).

3 loại virus thất lạc nguy hiểm thế nào?

Mặc dù hiện không phát hiện người dân bị lây nhiễm, phía Phòng thí nghiệm vẫn chưa thể xác định các ống chứa virus trên có bị lấy khỏi nơi lưu trữ an toàn, hay bị tiêu hủy hay không.

Ngoài ra, một số ý kiến cũng lo ngại dịch bệnh có thể lây lan ra ngoài môi trường và các nước khác, nếu virus bị vận chuyển xuyên biên giới.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, Lyssavirus được nhắc đến trong sự việc nêu trên là virus gây bệnh dại ở loài dơi ở Úc.

Bệnh chủ yếu xuất hiện trên động vật (loài dơi), và cho đến nay mới chỉ có 2 ca tử vong do Lyssavirus trên người (ở bang Queensland, Australia), với trường hợp gần nhất vào năm 1998.

"Tuy nhiên, cũng cần lưu ý Lyssavirus mặc dù cùng họ với virus dại, nhưng không phải là loại gây bệnh dại ở chó, và bệnh dại truyền từ loài dơi ở các quốc gia ngoài đến Úc", Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Australia thất lạc 323 ống virus nguy hiểm: Có đáng lo ngại ở Việt Nam? - 2

Virus Hendra hiếm gặp và nguy hiểm (Ảnh minh họa).

Với Hendra, đây là loại virus hiếm gặp được phát hiện lần đầu tiên tại Úc. Virus này chủ yếu lây từ động vật, đặc biệt là từ dơi. Virus Hendra có thể gây ra những triệu chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vào năm 1994, dịch bệnh do virus Hendra bùng phát, khiến một số con ngựa ở Úc và các huấn luyện viên của chúng thiệt mạng do nhiễm bệnh phổi nghiêm trọng, với các triệu chứng xuất huyết.

Đến tháng 11/2012, các nhà khoa học đã phát triển thành công vaccine phòng chống virus Hendra cho ngựa. Điều này đã giúp giảm thiểu sự lây lan của virus từ ngựa sang người.

Còn Hantavirus sống chủ yếu trong cơ thể các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là ở chuột. Virus này được tìm thấy đầu tiên tại Hàn Quốc.

Cơ chế sinh bệnh của Hanta hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Virus này gây bệnh trên người thường đa dạng, có thể là nhiễm trùng không triệu chứng hoặc các thể lâm sàng có mức độ khác nhau.

2 thể lâm sàng biểu hiện nặng khi nhiễm Hantavirus là hội chứng phổi (HPS) và hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS).

Có đáng lo ngại ở Việt Nam?

Trước ý kiến lo ngại nguy cơ virus có thể lan truyền gây nguy hại sức khỏe cho người dân, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng khẳng định, việc lo ngại là không cần thiết, vì nhiều lý do.

Australia thất lạc 323 ống virus nguy hiểm: Có đáng lo ngại ở Việt Nam? - 3

Hantavirus sống chủ yếu trong cơ thể các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là ở chuột
(Ảnh minh họa).

Thứ nhất, trong trường hợp các lọ chứa virus bị thất lạc ra bên ngoài, virus sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ môi trường, vì chúng không còn nằm ở trong cơ thể sống (như khi virus sống trong con dơi).

Thứ hai, các loại virus trong ống nghiệm nêu trên là virus chưa có đột biến, chưa được biến đổi để tăng cường chức năng, nên không khác gì virus trong tự nhiên.

Trong khi đó, chúng đã hiện diện phổ biến ở động vật hoang dại ở Úc. Vì vậy, nếu các virus này có bị lây lan ra ngoài môi trường cũng không tăng thêm nguy cơ cho nước sở tại.

Thứ ba, việc thất lạc này chỉ có nguy cơ khi các ống đựng virus có người mở ra và bị lây nhiễm. Nhưng cho đến nay, cơ quan chức năng ở Australia chưa phát hiện ca bệnh nào.

"Trong trường hợp có lây lan cho người mà không phát hiện được, các virus cũng không lây cho người khác, vì đây là bệnh từ loài vật truyền sang người, chứ không phải là bệnh từ người truyền sang người. Chúng ta sống ở Việt Nam thì càng không có lý do gì để lo lắng", chuyên gia y tế công cộng khẳng định.

Có thế bạn quan tâm

Tuổi пàყ đại kỵ với cây Lưỡi Hổ: Dù chỉ trồng 1 cây cũng nghèo, tiền của đội nón ra đi sạch

Binh lính thời xưa giải quyết "nhu cầu" theo cách đặc biệt, nhiều người đến nay vẫn không tin

Cây lưỡi hổ thích thứ nước пàყ nhất: Cứ đổ vào gốc là chồi lên tua tủa, hoa nở từng chùm lớn

Phụ nữ ngoại tình chỉ “thèm” 1 thứ, đàn ông biết mà giữ vợ

Đổ xăng đừng hô 50k hay đầy bình: Phải nắm được 6 mẹo sau vừa tiết kiệm, vừa tránh gian lận

Khi phụ nữ thích một người đàn ông từ tận đáy lòng, cô ấy sẽ lộ rõ 5 biểu hiện

Bài thơ từ viện dưỡng ʟão được ʟan truyền khắp nước Úc

Chồng đề nghị ly hôn vì đã có bồ bên ngoài, tôi cay đắng gật đầu. 1 tháng sau thì nhận được tin dữ từ bệnh viện “Chồng chị đang hấp hối”

Nhân viên siêu thị tiết ʟộ: 6 thứ không bao giờ mua trong siêu thị mình bán dù đại hạ giá

Đặt tủ lạпҺ ở 3 vị trí пàყ cҺẳпg kҺác пào ''пém tιḕп qua cửa cửa sổ'': Hóa ƌơп tιḕп ƌιệп tăпg cҺóпg mặt, tιḕm ẩп пguү cơ ''Ьom Һẹп gιờ''